Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Cách xem liệu ổ cứng sắp “chết” chưa

Ổ cứng sử dụng công nghệ S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để đánh giá độ tin cậy và xác định xem liệu chúng đã sắp hỏng chưa. Bạn có thể xem dữ liệu S.M.A.R.T của ổ cứng để biết thông tin.

Thật không may, Windows không có công cụ tích hợp dễ sử dụng hiển thị dữ liệu SMART của đĩa cứng. Chúng ta sẽ cần công cụ của bên thứ ba để xem thông tin này, mặc dù có cách để kiểm tra tình trạng SMART từ dấu nhắc lệnh.

1. Sử dụng CrystalDiskInfo
CrystalDiskInfo là một chương trình nguồn mở, dễ sử dụng, có thể nhanh chóng hiển thị tình trạng SMART mà ổ cứng của bạn báo cáo trong Windows. Bạn có thể tải CrystalDiskInfo về miễn phí http://crystalmark.info/software/CrystalDiskInfo/index-e.html. Tuy nhiên, hãy nhớ bỏ chọn widget trình duyệt khi cài đặt nó.

Một khi đã được cài đặt, bạn chỉ cần khởi chạy ứng dụng CrystalDiskInfo để xem thông tin trạng thái SMART của ổ cứng. Nếu tất cả mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng Good (tốt).
CrystalDiskInfo cũng hiển thị các thông tin khác về ổ cứng của bạn, bao gồm cả nhiệt độ hiện tại và nhiều thông số kỹ thuật phần cứng. Nếu có vấn đề xảy ra, bạn có thể xác định chính xác ổ cứng ‘bị’ cái gì.

Bạn có thể kích hoạt các tùy chọn để CrystalDiskInfo luôn luôn chạy ở chế độ nền (Function > Resident để giữ CrystalDiskInfo chạy trong khay hệ thống, Function > Startup để CrystalDiskInfo tự động khởi chạy với máy tính). Nếu trạng thái S.M.A.R.T của bạn thay đổi, CrystalDiskInfo sẽ tự động hiện lên và cảnh báo bạn.

2. Kiểm tra S.M.A.R.T không cần công cụ của bên thứ ba
Để kiểm tra S.M.A.R.T nhanh mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm của bên thứ ba nào, bạn có thể sử dụng một số lệnh trong Windows. Trước tiên, hãy mở cửa sổ Command Prompt ra (nhấn phím Windows > gõ Command Prompt > nhấn Enter).
Trong cửa sổ Command Prompt, gõ các lệnh sau (nhấn Enter sau mỗi lệnh):
wmic
diskdrive get status


Nếu mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng OK. Nếu không, những trạng thái khác có thể lấy thông tin SMART chỉ ra vấn đề hoặc lỗi.

3. Giúp với, ổ cứng của tôi sắp “chết”!
Nếu đã sử dụng 1 trong 2 công cụ trên - hoặc một chương trình có uy tín nào đó - và thấy có lỗi, điều này không có nghĩa là ổ cứng của bạn sẽ hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu có lỗi S.M.A.R.T, bạn nên giả sử rằng ổ cứng của mình đang trong quá trình hỏng. Việc hỏng hoàn toàn có thể đến trong một vài phút, một vài tháng, hoặc một vài năm tới.
Đảm bảo là bạn có các bản sao lưu cập nhật của tất cả tập tin được lưu trên đĩa khác, chẳng hạn như ổ cứng gắn ngoài hoặc đĩa CD/DVD. Với các tập tin đã được sao lưu đúng cách, bạn nên cân nhắc thay thế ổ cứng của mình càng sớm càng tốt.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.


Các đường link Download giả mạo
Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.

Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

Phần mềm phụ trên trang web 
Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.
 Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt
Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.
Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn
Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.
Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.
Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.

Theo XHTT

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Hướng Dẫn Sử Dụng Card Test Mainboard

Hiện nay, trên thị trường có bán loại card test mainboard có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, sách hướng dẫn toàn tiếng Hoa nên có nhiều bạn thắc mắc về cách sử dụng. Qua bài viết này rất mong các bạn có được một vài kiến thức cơ bản để sử dụng.


Về cấu tạo: Card test main thường có 02 (hoặc 04) LED 7 đoạn để hiển thị các số từ 00 --> FF (hệ thập lục phân). Các LED báo hiệu nguồn điện -5V, +5V, +12V, -12, +3.3V, Reset LED, RUN LED. Giao tiếp với mainboard bằng khe cắm PCI hoặc ISA (các card test main trước đây chỉ có loại ISA, rồi ra loại PCI, và cả 2 loại khe cắm ISA và PCI). Trên card có một chíp xử lý chính. Trước đây do card test còn rất đắc tiền (~100$ đối với loại có nguồn gốc Âu, Mỹ, ~50$ đối với loại có nguồn gốc Đài Loan, TQ) nên chúng tôi tự mày mò lập trình vi xử lý (họ 805x) để làm card test tự xài, chi phí cũng không rẻ gầm 20$. Hiện nay thì giá bán loại card test này khá bèo 3$/card nên nhiều bạn mới có điều kiện mua xài thử. 

Nguyên tắc hoạt động: Các LED báo nguồn thì khỏi bàn rồi đủ LED là đủ nguồn. Vì một số nguồn hoặc dây nối nguồn hỡ hoặc đứt sẽ cấp nguồn không đủ (loại điện thế) cho main --> main ko hoạt động. Nếu main chạy bình thường thì LED Reset chóp một cái, nếu quá trình POST diễn ra OK thì LED RUN sẽ nháy liên tục. Nguyên tắc hoạt động thì rất đơn giản. Chủ yếu dựa trên quá trên quá trình POST của BIOS (một số main có tích hợp card này trên main = 02 LED 7 đoạn hoặc 4/8 LED thường). Khi bật máy lên (đối với loại nguồn AT) hoặc khi nhấn nút "Power" thì trước tiên Main + CPU phải chạy được, kế đó là quá trình POST của BIOS hoạt động, nó kiểm tra Main + CPU + RAM + HDD + FDD... nói chung là kiểm tra từng thành phần kết nối với mainboard. Quá trình này đang diễn ra thì trên màn hình chưa hiện lên gì cả cho đến khi nghe một tiếng Beep thì màn hình mới hiện lên. Khi đã nghe được một tiếng Beep (dứt khoát rỏ ràng) thi quá trình POST gần như xong. Nếu để ý ta sẽ thấy POST tiếp tục test RAM, HDD, FDD, CD-ROM.. nhưng thật ra đây chỉ là quá trình báo kết quả hoặc test lại lần nữa thôi. Nhưng khi màn hình hiện lên thì coi như card test main "không còn giá trị lợi dụng" vì ta có thể nhìn vào màn hình để chuẩn đoán các lỗi để khắc phục. Vậy ta thấy card test chỉ được sử dụng từ khi bật "power" cho đến khi man hình hiện lên là OK. 

Thực sự thì Card Test Mainboard làm gì? Thực sự thì Card Test Mainboard không làm gì cả, nếu có chút ít kiến thức về vi xử lý, bạn có thể tự làm một card test mainboard với chức năng tương tự (như cách chúng tôi đã từng làm, nhưng bây giờ mà tự làm thì không kinh tế đâu vì làm mạnh in (2 mặt), mua chip ROM, LED, lk.. giá thành lên chóng mặt mà cực khổ nữa, để dành làm bài tập cho ai học Vi xử lý thì tuyệt vời). Tại sao tôi dám tuyên bố là Card Test Mainboard không làm gì cả.? Bạn xem nè, như trên tôi đã nêu, trong quá trình POST, nếu như POST kiểm tra một thiết bị nào thì sẽ gởi một mã (HEX) qua một địa chỉ cố định, ví dụ: nếu test CPU thì lần lượt gởi các mã từ C1..C5, test RAM thì gởi mã C6... (các mã này, và địa chỉ mã được gởi đến chỉ có nhà sản xuất chip BIOS mới biết nên không loại trừ trường hợp card test mainboard không thể sử dụng trên một số đời mainboard) và card test mainboard chỉ có nhiệm vụ lấy giá trị này, tại địa chỉ này và hiện số lên để cho Kỷ thuật viên "Debug". Nếu card hiện số C6 thì do POST đang test RAM (chỉ là ví dụ vì mỗi đời BIOS mã lỗi, địa chỉ đều khác nhau) rồi đứng hoài chổ này chứng tỏ RAM có vấn đề. Tương tự nếu card báo C1..C5 thì CPU có vấn đề. Những mã hiện lên, tương ứng với lỗi. cái này thì chắc chắn trong sách hướng dẫn có vì bạn lật sách ra thì thấy các bản liệt kê và cũng có lưu ý bảng tra tương ứng chỉ sử dụng cho "dòng" BIOS nào. Nếu như vậy, thì thực sự nếu muốn đầy đủ thì khi test main nào phải có Bảng tra của nhà sản xuất bios tương ứng. Cái này thì bạn có thể Search trên internet để có thêm có thể bằng từ khóa "HEX Code POST" khác với "POST code" thường chỉ cho bạn bảng tra các tiếng beep (chuẩn đoán PC qua tiếng Beep của BIOS). Vì vậy nếu card test của bạn không "chận" đúng địa chỉ, hoặc là hiện mã lỗi mà bạn không biết mã đó là mã gì thì cũng vô dụng. Các loại card TQ (3$/Card) chỉ chận một địa chỉ cố định --> chắc chắn không thể test được cho mọi loại mainboard. Trường hợp dễ thấy là card không hề hiện gì cả, hoặc hiện lung tung đối với một số loại mainboard. Nếu là card "xịn" thì sẽ có thêm "addr switch" để định địa chỉ lấy dữ liệu, thích hợp cho việc test nhiều đời main khác nhau và dùng để test các thiết bị phần cứng giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA. Dân lập trình vi xử lý/ giao tiếp máy tính qua khe PCI/ISA thậm chí LPT mà có được card này thì rất OK (dĩ nhiên là phải tự làm hoặc mua với giá rất đắt 50-100$ tuỳ nhà sản xuất). 

Cách sử dụng? Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hình dung được cách sử dụng, thậm chí không thèm sử dụng nữa, vì nó có làm được gì đâu ??? Thôi cũng nói luôn cho đủ bài: Dĩ nhiên là khi mainboard của bạn có vấn đề hoặc PC của bạn có vấn đề thì mới "móc" card test ra cắm vào khe ISA/PCI còn trống bật máy lên và quan sát. Nếu không hình không tiếng, không đèn không chữ thì (pan về nguồn thì tự làm nha đã nói ở trên rồi) dĩ nhiên là có thể card test chưa cắm thật chắc vào mainboard. Tắt máy cắm lại, nếu hiện lên mã thì, còn làm gì nữa, tra bảng mã xem coi, chip BIOS của nhà sản xuất nào (có 2 nhà sản xuất chíp BIOS lớn nhất là Award và AMI ) đời main/bios nào thì tra bảng tương ứng, không có thì Search cho ra bảng tra rồi tra, sau đó xử lý. Vậy thôi. Nếu không biết thì muốn xài, biết rồi thì chắc dẹp luôn đi xài chi cho mệt. Nó có giúp được gì đâu??? Tuy nhiên tôi vẫn thường dùng loại card này và đã tốn rất nhiều tiền để mua card do cắm vào máy khách rồi quên lấy ra tiêu mất. Lúc card còn 30-40$ còn bị mất nữa là. Lời cuối cùng, loại card này chỉ thích hợp với dân chuyên về phần cứng một tí và nó chỉ giúp mình có chút xíu từ lúc bật "power" đến lúc màn hình chưa hiện lên. Quá trình này rất nhanh, còn sau đó thì... đã nói ở trên rồi đó. Chính xác là chỉ test được 2-3 pan nhỏ thôi như BIOS, CPU, RAM hay VGA còn các thứ khác thì màn hình đã hiện lên thì được báo lỗi rồi. Vài trường hợp như RAM và VGA thì người có kinh nghiệm chút xíu đã chuẩn đoán được = Beep Code POST rồi --> chỉ còn 2 pan, mà pan nào trong 2 pan này cũng tiêu. 

LINK THAM KHẢO CÁC BẢNG MÃ POST CODE
http://www.postcodemaster.com/AWARD6.shtml
http://www.postcodemaster.com/amibios.shtml http://www.postcodemaster.com/phoenixbios40r6.shtml
http://www.postcodemaster.com/

http://www.bioscentral.com/postcodes/amibios.htm http://www.bioscentral.com/postcodes/awardbios.htm http://www.bioscentral.com/postcodes/dellbios.htm http://www.bioscentral.com/postcodes/compaqbios.htm

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Hướng Dẫn Tạo File EXE - [Tự Cài Đặt] - Phần 2

Chắc hẳn ai dùng máy tính đều biết đến file cài đặt exe, đó là các tệp cương trình có khả năng tự cài đặt vào ổ cứng của bạn các phần mềm của nhà sản xuất. Bạn có biết rằng, chính bạn cũng có thể tạo một phần mềm tự giải nén như thế không. Tiếp tục bài trước, mình đã hướng dẫn các bạn tạo file EXE tự cài đặt bằng WinRAR, nay mình xin hướng dẫn các bạn tạo file EXE giống file EXE mà các bạn vẫn dùng để cài chương trình hơn, đó là sử dụng phần mềm Inno Compile Setup, một phần mềm được hầu hết các công ti phần mềm sử dụng để đóng gói chương trình của họ thành file exe hoàn chỉnh.


Cách làm như sau:

Hãy tải phần mềm về và cài. Nếu chưa có, bạn có thể vào trang chủ: http://www.jrsoftware.org/ để tải bản mới về nhé. Cài xong, chạy chương trình.

Bước 1: Mở chương trình lên, chọn File-> New. Sẽ có một hộp thoại hiện lên, bạn không cần quan tâm.Hãy nháy Next.
Hộp thoại này hiện lên, nhấn next để tiếp tục
Bước 2: Sau khi nháy Next Hiện ra các dòng để bạn đánh nội dung vào, chức năng của từng dòng như sau;
+ Application name: Gõ tên của ứng dụng (tên file exe)
+ Application name including version: Gõ tên file và phiên bản
+ Application publisher: Gõ tên người tạo file exe.
+ Application website: gõ địa chỉ trang web của ứng dụng hoặc của bạn cũng được
Điền thông tin vào đây
Bước 3: Sau khi gõ xong tất cả nháy Next
Ở đây Ta tiếp tục gõ và chọn :
+Application destination base folder : Chọn thư mục cài dặt đến: có 2 lựa chọn: cài đặt vào Program files hoặc đường dẫn khác (Custom) nếu chọn đường dẫn khác thì gõ vào dòng ngay dưới đó đường dẫn khác.
+Dòng Application folder name: Gõ tên thư mục cài đặt
Xong xuôi nháy Next
Tinh chỉnh chế độ cài đặt phần mềm
Bước 4: Ở dòng Application main executable file chọn nút Browse và chọn file chương trình chính (File chạy chính)
Tiếp đến chọn nút Add folder để chọn toàn bộ thư mục muốn đưa vào file exe sau đó có thông báo hiện lên, nháy Yes
Xong rồi nháy Next
Hãy chọn nội dung file exe tại đây
Bước 5: Ở dòng Application Start menu folder name: gõ tên thư mục muốn tại ở menu Start.bạn có thể thêm nhiều thiết đặt khác bằng cách tích vào các ô vuông. Xong xuôi rồi thì nháy Next.

Bước 6: Nháy Browse ở dòng 1 để chọn file bản quyền chương trình dòng 2 là thông tin hiện trước cài đặt dòng 3 là thông tin hiện sau cài đặt. Thực tế các cái đó không quan trọng, chỉ là hiện thông tin về PM hoặc bạn cứ gõ phần giới thiệu về mình vào đây cũng được. Định dạng của các file này được hỗ trợ là txt hoặc rtf (Rich Text Forrmat). Xong xuôi rồi thì chọn Next

Bước 7: Chọn ngôn ngữ hiển thị khi cài file exe. Bạn có thể chọn tất cả. Xong rồi nháy Next

Bước 8: Ở dòng đầu nháy Browse để chọn thư mục sẽ xuất file exe ra sau khi tạo thành.
Dòng 2 gõ tên file exe
DÒng 3 chọn icon cho file exe ( kiểu định dạng ảnh là .ico)

Dòng 4 Thiết đặt thêm mật khẩu để mở file exe nếu muốn.

Xong nháy Next -> Nháy Finish để kết thúc quá trình khởi tạo

Bước 9: Sẽ có một thông báo hiện lên. Nó hỏi bạn có muốn tạo file exe ngay không. Chọn Yes -> hiện thông báo hỏi bạn có lưu lại file lệnh tạo file exe không.
Bạn nên nháy tiếp nháy Yes -> chọn nơi lưu và gõ tên tập tin chứa lệnh tạo file exe (định dạng file iss) để có thể chỉnh sửa sau này nếu chương trình tạo ra lỗi. Sau đó chọn Save-> quá trình tạo file exe bắt đầu chờ một lát khi nó hiện như dưới đây là xong rồi.

Sau khi tạo xong bạn tìm đến thư mục bạn chọn để xuất file exe tạo thành ra và chạy thử nghiệm.

Đó là những bước cơ bản giúp các bạn tự mình tạo một file exe hoàn chỉnh từ các dạng PM Portable chẳng hạn.

Chúc các bạn thành công nhé! :)

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Dòng Điện Môt Chiều - DC

I - Khái niệm cơ bản về dòng điện

1. Cấu trúc nguyên tử :
Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là
- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.
- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp suất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở thành các điện tử tự do.
- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.

2 . Bản chất dòng điện và chiều dòng điện .
Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử - đi từ âm sang dương )

3. Tác dụng của dòng điện : 
Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.
- Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng
- Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng
- Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng.

II - Dòng điện và điện áp một chiều

1. Cường độ dòng điện : 
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian - Ký hiệu là I
- Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.


Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :
Kilo Ampe = 1000 Ampe
Mega Ampe = 1000.000 Ampe
Mili Ampe = 1/1000 Ampe
Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe
2. Điện áp :
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.
- Điện áp tại điểm A gọi là UA
- Điện áp tại điểm B gọi là UB.
- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
UAB = UA - UB
- Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là
Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol
Mili Vol (mV) = 1/1000 Vol
Micro Vol = 1/1000.000 Vol
Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0

III - Các định luật cơ bản 

1. Định luật ôm 
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ

Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó .
Công thức : I = U / R trong đó:
I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)
U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V)
R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm


2. Định luật ôm cho đoạn mạch 
Đoạn mạch mắc nối tiếp: 
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .
Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3

Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3

Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song 
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:
Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E
I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3
Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở .

3. Điện năng và công suất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ)
Công thức tính điện năng là :

W = U x I x t
Trong đó W là điện năng tính bằng June (J)
U là điện áp tính bằng Vol (V)
I là dòng điện tính bằng Ampe (A)
t là thời gian tính bằng giây (s)

* Công suất .
Công suất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công suất được tính bởi công thức
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I

Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2
Theo: Học Nghề Trực Tuyến